Tôi bắt đầu tìm hiểu về tiền hơn 10 năm trước vì tôi đã liên tục thua trong quá trình đầu tư và kiếm tiền. Tôi đã từng đọc qua nhiều cuốn sách như “Trên Đỉnh Phố Wall”, “Cha giàu Cha nghèo”, “Tôi sẽ dạy bạn làm giàu”, “Nghĩ giàu và Làm giàu”…

Việc học ngành kỹ thuật âm thanh không dạy tôi về tiền bạc. Cha mẹ tôi cũng không dạy tôi thói quen kiếm tiền hiệu quả. Tôi đã tự học chúng một cách khó khăn, và tôi sẽ giúp bạn không phải xoay xở như tôi ngày xưa. Dưới đây là 10 bài học đơn giản tôi đã học được từ việc nghiên cứu về tiền bạc trong 10 năm.

1. “Hãy sợ hãi khi người khác tham lam và tham lam khi người khác sợ hãi”

Đây là câu nói của tỷ phú, nhà đầu tư cự phách Warren Buffett. Hiện tại mọi người đều đang tham lam và chúng ta đang ở cuối chu kỳ tăng giá rất lâu của thị trường. Không có gì phải sợ. Đừng bán hết mọi thứ. Bạn chỉ cần hiểu rằng đầu tư tiền phải dựa trên sự biến thiên của chu kỳ.

Nếu mọi thứ đang tăng lên và giá trị không ở đó, hãy sợ hãi hơn một chút và điều chỉnh cách đầu tư của bạn cho phù hợp. Dưới đây là cách nó hoạt động, được diễn giải bằng những từ ngữ đơn giản:

  • Khi thị trường tăng như điên, hãy nắm giữ tiền mặt hoặc tài sản thanh khoản có thể dễ dàng bán nếu được yêu cầu.
  • Khi thị trường giảm 30% hoặc 40% và nỗi sợ hãi ở khắp mọi nơi, đó là lúc để giảm giá. Bạn xứng đáng với nó.

2. Hiểu tiền đơn giản là làm chủ tâm lý của bạn

Học hành, kiếm tiền chẳng liên quan gì đến việc giàu có và nổi tiếng. Mọi hiểu biết về tiền đều liên quan đến tâm lý học.

Thị trường chứng khoán giao dịch theo cảm tính. Con người mua tài sản và bán chúng. Bạn không thể thành công về mặt tài chính nếu không hiểu tâm lý của chính mình. Tâm lý của tôi hoạt động tốt nhất khi tôi đặt mục tiêu dài hạn. Nó ảnh hưởng lớn đến khả năng ra quyết định của tôi.

Tôi nhanh chóng nhận ra khi bắt đầu giao dịch, kết quả ngắn hạn của tôi hoàn toàn bị thúc đẩy bởi sự cám dỗ và “Hội chứng đối tượng tỏa sáng” (Shiny Object Syndrome) (Hội chứng thường xuất hiện ở những doanh nhân có tư duy kinh doanh, vì ở họ có những phẩm chất độc đáo: có động lực rất lớn, khao khát những công nghệ mới và những bước đột phá mới, không ngại bắt đầu những dự án mới nhằm tạo ra những giá trị mới. Nhưng nếu bạn cứ liên tục theo đuổi những thứ mới mẻ chỉ vì đã hết hứng thú với những việc đang làm thì bạn có nguy cơ cao đánh mất sự nghiệp của mình.)

Hãy tìm hiểu về tâm lý học và bạn có thể làm chủ tâm trí của mình khi nói đến tiền và chiến lược phù hợp với bạn.

3. Bạn có thể cho tất cả tiền của mình và sử dụng nó cho mục đích tốt

Tiền bạc là vô nghĩa nếu nó không hướng tới một điều gì đó tốt đẹp. Những người có nhiều tiền nhất – như Warren Buffett hay Bill Gates – đã quyết định cho đi tất cả tài sản của họ. Chúng sẽ được sử dụng cho những mục đích nhân đạo. Những vị tỷ phú này hiểu việc để lại quá nhiều tiền cho con cái họ là một gánh nặng nếu chúng không phải là người kiếm được tiền.

4. Tin tức và Youtube đưa ra lời khuyên tài chính khủng khiếp

Ngành công nghiệp truyền thông vẫn đang hằng ngày đưa ra những lời khuyên tài chính khủng khiếp thông qua các bài viết, video được giật tít chỉ nhằm mục đích tăng lượt xem, chứ chúng hoàn toàn không giúp bạn kiếm được tiền.

5. Trước khi kiếm được tiền thì vấn đề đó là bạn là ai

Nếu bạn là một kẻ tồi tệ trước khi giàu có, thì điều đó sẽ không thay đổi sau khi bạn giàu có. Có câu “Tiền không thay đổi con người mà chỉ khiến bản chất của họ bộc lộ rõ ra.” Nếu bạn không thể cho đi 1 đồng khi bạn có 50 đồng, bạn chắc chắn cũng không cho đi 1 đồng khi đã có hàng ngàn đồng. Do đó, để kiếm được tiền, bạn phải biết cách tiêu tiền với suy nghĩ biết đủ là đủ.

6. Tiền có thể mất giá

Đây là một bài học lớn mà tôi đã rút ra được: tiền có thể được in ra nhưng lạm phát mới là thứ khiến tiền của bạn bị mất giá trị. Nhìn vào giá trị của USD trong vài thập kỷ qua trên Google. Bạn sẽ hơi ngạc nhiên. Bạn có thể giảm thiểu sự tác động của lạm phát bằng cách đầu tư vào các tài sản giữ nguyên giá trị của chúng theo thời gian như vàng, cổ phiếu, đồ cổ, tranh…

7. Cách sử dụng tiền hiệu quả nhất chính là đầu tư

Khi bạn có tiền sẽ có hai lựa chọn: đầu tư hoặc tiết kiệm. Đầu tư là để tiền của bạn luân chuyển và sinh thêm. Bạn có thể đầu tư tiền theo những cách sau:

Đầu tư vào bản thân bằng cách học các kỹ năng mới để tạo ra tiền.

Đầu tư vào các doanh nghiệp thông qua thị trường chứng khoán.

Đầu tư vào những cuốn sách về tài chính để bạn hiểu về tiền bạc.

Đầu tư vào con người bằng cách cống hiến cho những điều xứng đáng.

8. Tiền có thể thổi bùng cái tôi của bạn

Tiền có thể khiến cái tôi của bạn bùng nổ và khiến bạn nghĩ rằng mọi thứ bạn chạm vào đều biến thành vàng. Tôi là một người như vậy ở độ tuổi 20. Vì vậy một khi bắt đầu kiếm được nhiều tiền, hãy kiểm tra lại bản ngã của bạn xem có những điều sau đây hay không:

Bạn có đánh giá quá cao bản thân mình không?

Bạn có nói chuyện với mọi người dựa trên tiền của bạn (và cả của họ)?

Bạn có tự tin thái quá hay không?

Bạn có chứng tỏ mình có tiền bằng cách dùng tiền để mua của cải vật chất không?

Một cái tôi mất kiểm soát là kết quả mặc định của việc có tiền. Nếu để yên cho cái tôi tiếp tục lớn lên thì chính bạn sẽ gặp nhiều bất lợi trong cuộc sống.

“Cách bạn đối xử với người khác cũng chính là cách người ta đối xử với bạn.”

Bạn sẽ cảm thấy cuộc sống tốt hơn khi thu hút được những người tốt xung quanh mình chứ không phải đẩy lùi họ bằng tiền của bạn, để cuối cùng bạn trở thành một ông / bà già cô đơn.

9. Bạn có thể kiếm tiền ngay cả khi đang ngủ

Điều này nghe có vẻ viển vông, tuy nhiên bạn có thể thiết lập hệ thống của mình và kiếm tiền trong khi ngủ. Doanh nghiệp là một hệ thống; blog là một hệ thống; một kênh Youtube là một hệ thống; đầu tư vào thị trường chứng khoán cũng là một hệ thống. Hệ thống tạo cho bạn những nguồn thu nhập thụ động và được tự động hóa.

10. Tiền không bao giờ là đủ

Một lời nói dối phổ biến khi nói về tiền đó là một ngày nào đó bạn sẽ có đủ tiền. Sự thực không phải như vậy đâu. Không có gì quy định một người cần bao nhiêu tiền là đủ, mà đủ hay không là do chính bạn quyết định. Khi đã cảm thấy mình có đủ tiền, mong muốn kiếm nhiều hơn và không ngừng làm việc vì tiền của bạn sẽ biến mất.

Tiền là sự phản ánh của giá trị, và khi bạn đánh giá cao bản thân, quan điểm của bạn về tiền sẽ thay đổi. Đó là bài học lớn nhất mà tôi học được về tiền bạc. Tiền chỉ là một phần mở rộng của bản thân bạn chứ không hoàn toàn thể hiện bạn là ai.

Nguồn: medium

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây